Kinh Nghiệm Mở Quán Phở Bò, Gà Thành Công Ở Hà Nội
Phở là món ăn truyền thống không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Không chỉ tại Việt Nam, ngày nay phở đã lan ra toàn thế giới và được ưa chuộng tại rất nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tại Hà Nội, có hàng ngàn quán phở từ các nhà hàng đến vỉa hè đang kinh doanh hàng ngày. Không thể phủ nhận nhu cầu rất lớn đối với phở nhưng để kinh doanh thành công với phở là điều không hề dễ dàng. Dưới đây là tổng hợp một số kinh nghiệm mở quán phở thành công tại Hà Nội mà bất cứ ai có kế hoạch kinh doanh quán phở cần quan tâm.
Mở quán phở cần bao nhiêu vốn?
Trước khi quan tâm đến các yếu tố khác thì vốn là điều kiện cần mà bạn phải xem xét đầu tiên. Nếu bắt đầu mà không tính toán cụ thể về các phần vốn và sử dụng vốn trong thời gian kinh doanh thì nhiều khi chưa có lãi đã đóng cửa. Về cơ bản, các khoản mục bạn cần xem xét chuẩn bị như sau:
Mặt bằng kinh doanh
Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định lớn đến thành bại của mô hình kinh doanh ẩm thực nói chung. Một số yếu tố của mặt bằng mà bạn cần tính toán là:
- Vị trí: Mặt tiền hay ở trong ngõ, ngách? Khu vực có đông dân cư, gần trường học hay công sở?
- Diện tích mặt bằng: Diện tích mặt bằng quyết định quy mô kinh doanh, từ đó quyết định rất nhiều yếu tố khác như bàn ghế cần chuẩn bị, nguyên liệu hàng ngày… Nếu quán quá hẹp sẽ không phục vụ được nhiều thực khách cùng lúc dẫn đến hạn chế phát triển doanh thu, mất khách về lâu dài… Nếu quán quá rộng so với lượng thực khách thì rất tốn kém các khoản chi phí cố định.
- Cải tạo mặt bằng: Bạn cần kiểm ra kỹ lưỡng về mặt bằng mình sắp thuê một cách cẩn thận để tính toán các chi phí sửa chữa và deal giá thuê hợp lý với chủ cho thuê. Nhiều cửa hàng chi phí trang trí, sơn sửa lại quán khá tốn kém. Một số yếu tố như điện, nước, vệ sinh, thông gió… cần phải làm việc cụ thể với chủ nhà để quán có thể hoạt động ổn định trong suốt quá trình kinh doanh.
Tổng hợp 3 yếu tố trên đây, đối với việc kinh doanh quán phở tại Hà Nội thì bạn cần chuẩn bị trung bình 20-50 triệu đồng cho tiền thuê mặt bằng trong quý đầu tiên, tiền cọc và một số chi phí sửa chữa, cải tạo đơn giản. Dĩ nhiên là con số trên có thể dao động nếu bạn muốn diện tích kinh doanh rộng hơn hay trang trí, thiết kế quán phở của mình thêm đẹp mắt.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bia Hà Nội
Mở quán phở cần chuẩn bị những gì?
Một số các khoản chi phí chuẩn bị công cụ, dụng cụ kinh doanh như sau:
- Bàn ghế: Bạn có thể tìm mua bàn gỗ hoặc bàn inox cho 4 người hoặc 6 người cùng 1 bàn và các loại ghế gỗ, ghế inox hoặc ghế nhựa… Tùy vào nhu cầu trang trí và sắp xếp hợp lý với diện tích mặt bằng mà giá cả cũng rất dao động. Thông thường chi phí bàn ghế cho quán ăn với sức chứa 15-20 khách cùng lúc vào khoảng từ 5-10 triệu đồng.
- Nồi nấu phở chuyên dụng: Hiện nay trên thị trường bán nhiều loại nồi nấu phở chuyên dụng tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều cho người đầu bếp và hương vị cũng đảm bảo hơn trong cả ngày kinh doanh. Bạn nên đầu tư một bộ nồi nấu phở cài điện với giá thành dao động từ 3-10 triệu đồng.
- Một số dụng cụ khác: bát đĩa, đũa, thìa, giấy ăn… có chi phí từ 4-6 triệu đồng.
Đối với các dụng cụ kinh doanh bạn có thể tìm hiểu và mua sắm các mặt hàng thanh lý có thể sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Đối với các vật dụng như bàn ghế hay bát đĩa có thời gian khấu hao khá dài nên mua cũ cũng là phương án rất hợp lý.
Nguyên liệu tiêu hao hàng ngày
Trong suốt quá trình kinh doanh thì luôn cần xoay vòng chi phí nguyên liệu. Chi phí này ban đầu có thể không lớn, tùy vào quy mô kinh doanh. Các loại nguyên liệu như bánh phở, gia vị, thịt bò, gà, rau sống, nước hầm xương… có thể dao động vài triệu đồng.
Nhân sự
Tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn bạn tính toán về yếu tố nhân sự, full-time hay part-time hợp lý. Nếu ở quy mô nhỏ có thể không cần nhân sự thì bạn không cần tính khoản mục này. Thông thường với nhân sự full-time làm tạp vụ thì mức lương vào khoảng 5-6 triệu mỗi tháng.
Chi phí dự phòng
Thực tế, trong kinh doanh có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, đôi khi gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh. Do vậy, việc dự phòng một số tiền nhất định là điều cần thiết để xử lý và duy trì kinh doanh ổn định. Bạn nên dành từ 10 triệu đồng trở lên cho việc dự phòng.
Tổng hợp các loại chi phí cơ bản nêu trên, bạn cần chuẩn bị khoảng chừng từ 50 – 100 triệu đồng trong quý đầu tiên kinh doanh. Với vốn đầu tư như vậy quy mô quán ước chừng khoảng 30-40m², kê được 5-8 bộ bàn ghế với sức chứa đồng thời khoảng 20 thực khách.
Mở quán phở có cần giấy phép kinh doanh không?
Theo quy định của pháp luật thì kinh doanh quán phở không thuộc hoạt động thương mại phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, theo Nghị định 38/2012 NĐ – CP về hướng dẫn luật an toàn thực phẩm thì việc kinh doanh thực phẩm cần phải có giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định. Nếu vi phạm, cơ sở kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng. Các bạn nên tìm hiểu thật kỹ để chuẩn bị giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng pháp luật.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán lẩu nướng
Kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh quán phở
Khi bạn đã tính toán và chuẩn bị được các yếu tố về các khoản mục vốn đầu tư theo hướng dẫn ở trên thì kế hoạch kinh doanh đã thành công một được 20%. Tiếp theo, bạn cần xây dựng một kế hoạch hoạt động của quán trong vòng 3-6 tháng tới để chủ động xử lý các tình huống. Đây là khoảng thời gian rất quan trọng và khó khăn nhất đối với một mô hình kinh doanh ẩm thực nói chung vì chưa có lượng khách quen, doanh thu chưa ổn định. Thực tế, có nhiều quán đã dừng hoạt động trong thời gian này vì không có kế hoạch cụ thể.
- Chọn địa điểm kinh doanh:
Ở phần trên đã nêu khá rõ ràng các yếu tố tác động đến chi phí mặt bằng: vị trí, diện tích mặt bằng và các chi phí cải tạo. Bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề nữa khi lựa chọn địa điểm là sự hiện diện của các quán phở, quán ăn khác xung quanh; vị trí có thuận tiện, gần chợ để dễ dàng mua sắm nguyên liệu… Nếu xung quanh đó có các quán phở lâu năm, nổi tiếng sẽ khiến bạn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn trong giai đoạn đầu.
- Lên thực đơn phục vụ:
Nếu có điều kiện, bạn nên đa dạng thực đơn của quán để phục vụ nhu cầu ăn uống đa dạng của thực khách. Truyền thống nhất là phở bò và phở gà. Tuy nhiên bạn cũng có thể kèm thêm một số món khác để tăng doanh thu như phở chiên, phở xào, phở cuốn… và các loại nước giải khát. Chú ý, nếu bạn chưa có trình độ quản lý hay kỹ thuật chế biến món ăn chưa cao thì không nên vội vàng bán nhiều món ngay ban đầu. Việc bán nhiều món sẽ làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào, chất lượng phở giảm.
Vì vậy, ban đầu bạn nên chắc chắn với hương vị phở bò, phở gà truyền thống để duy trì lượng khách ổn định. Sau khi việc kinh doanh món phở đã ổn định, bạn có thể tìm hiểu các trường cao đẳng, trung cấp nấu ăn hay các khóa học nấu ăn để mở rộng kiến thức, trau dồi tay nghề và chuẩn bị cho đa dạng thực đơn dần dần.
- Chuẩn bị nhân sự, quảng cáo
Tùy quy mô ứng với kế hoạch nhân sự và truyền thông khác nhau. Thông thường đối với các quán ở quy mô vừa và nhỏ thì chủ quán chính là người đầu bếp. Có thể thêm 1 hoặc nhiều nhân viên làm công tác tạp vụ để hỗ trợ đầu bếp trong quá trình bán hàng và phục vụ thực khách. Bạn cần trả lời một số câu hỏi như sau:
+ Quán kinh doanh vào thời gian nào? Chỉ bán buổi sáng, buổi trưa hay bán cả tối và ăn đêm?
+ Cần bao nhiêu nhân sự cho quán? Dùng nhân sự full-time hay part-time? Phân chia ca làm việc thế nào? Làm sao để duy trì nhân sự thời vụ ổn định?
+ Với quy mô quán tầm trung trở lên thì cần tuyển dụng đầu bếp. Đầu bếp tuyển ở đâu? Cần trình độ chuyên môn, chứng chỉ học nấu ăn ra sao?...
Đối với truyền thông cũng cần có những khoản đầu tư nhất định và hợp lý. Sự hiện diện của cửa hàng trên các mạng xã hội, google map, trang ẩm thực có sức ảnh hưởng lớn như foody, lozi,… một số ứng dụng như now, grab…
>>> Xem thêm: Cách thiết kế quán phở đẹp
- Duy trì hoạt động kinh doanh:
Thông thường trong những tháng đầu tiên, lượng khách hàng sẽ ít và doanh thu hàng ngày không ổn định. Do đó, có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng lợi nhuận thấp hoặc âm trong giai đoạn này. Ngay từ ban đầu bạn cần chuẩn bị một khoản tài chính để dự phòng phục vụ cho giai đoạn từ 3-6 tháng để duy trì chi phí nguyên liệu, nhân sự, truyền thông. Rất nhiều quán ăn không thể sống sót qua giai đoạn này nên bạn cần hết sức lưu ý nếu muốn mở quán phở thành công.
Bạn chú ý quan sát, tìm hiểu cảm nhận của khách hàng về mức giá bán, chất lượng hương vị phở, thái độ của nhân viên và điều chỉnh kịp thời nếu có vấn đề. Nhiều khách hàng sẽ không cho bạn cơ hội thứ 2 nên việc liên tục điều chỉnh là điều cần thiết để tạo tệp khách quen và duy trì doanh thu ổn định về lâu dài.
Nếu quán đã duy trì được trên 6 tháng thì bắt đầu bước sang giai đoạn ổn định và bạn cũng đã có thêm nhiều kinh nghiệm khác để tiếp tục duy trì, mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, tất cả những điều trên đây sẽ là vô ích nếu bạn không có được hương vị phở độc đáo, thơm ngon và hấp dẫn. Đó mới là chìa khóa thực sự của sự thành công, thậm chí khỏa lấp được nhiều hạn chế khác của một quán kinh doanh ẩm thực nói chung. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức từ một hệ thống dạy nấu ăn chuyên nghiệm là điều bạn cần cân nhắc.
Hương vị, chất lượng phở
Toàn bộ phần trên đã giúp bạn hoàn thiện điều kiện những điều kiện cần. Tuy nhiên điều kiện là chất lượng phở của quán phải thực sự hấp dẫn. Thực tế, tại Hà Nội có hàng ngàn quán phở phân bố ở từng ngõ ngách, có thể nói “đi ba bước chân có một quán phở”. Kể cả bạn khéo chọn địa điểm đến mấy cũng không thể nào không có áp lực cạnh tranh. Chưa kể là các loại hình giao hàng ăn uống ngày càng phát triển khiến cho khoảng cách không còn là yếu tố có quá nhiều ưu thế.
Vì vậy, chất lượng dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều người sẵn sàng đi hàng vài km chỉ để ăn một bát phở tại quán mà mình yêu thích. Phở là một món có cách chế biến rất đơn giản và dễ dàng tìm công thức trên internet. Tuy nhiên, làm một món ăn đơn giản thật độc đáo thu hút thực khách mới là điều không hề dễ dàng và thách thức mọi đầu bếp.
Một số yếu tố quyết định đến hương vị và chất lượng phở mà bạn cần quan tâm đó là:
- Nước dùng: là yếu tố “quyết định” bát phở ngon. Không chỉ đơn giản là hầm xương mà cách khống chế nhiệt, nêm nếm gia vị, thời điểm nêm cần rất chính xác để cho ra nước xương đúng vị. Nếu thất bại trong nước dùng thì đồng nghĩa với việc cửa hàng của bạn sẽ sớm đóng cửa.
- Sợi phở, thịt bò, thịt gà… và các nguyên liệu khác cần được chọn lọc tươi ngon.
Để chế biến một bát phở ngon chuẩn vị không hề dễ dàng và nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc tìm hiểu các trường dạy nấu ăn cũng như tham gia một khóa học nấu phở bò, gà kinh doanh là điều cần thiết. Một bát phở lõng bõng với chỉ một vài miếng thịt cùng với nước lèo kém vị thì dù có giá rẻ đến mấy cũng không thể thu hút thực khách.
Một bát phở hiện nay có giá từ 30.000 – 50.000 đồng. Theo kinh nghiệm mở quán phở ở Hà Nội nói chung, nếu duy trì khoảng 50 bát/ngày thì doanh thu hàng tháng có thể từ 60 – 100 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí biến đổi (nguyên liệu, nhân sự, quảng cáo…) thì có thể thu về từ 15-20 triệu/tháng. Từ đó, sau 6 tháng nếu thuận lợi thì có thể hoàn lại chi phí đầu tư ban đầu nên mốc 6 tháng là mốc quan trọng và cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, bạn nên chú trọng vào một số yếu tố mang lại giá trị gia tăng khác để tăng sự hài lòng của thực khách như: thái độ phục vụ chu đáo, nhanh chóng, để xe miễn phí, rộng rãi…
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh quán phở đã được Cao đẳng nấu ăn Hà Nội tổng hợp cụ thể và chi tiết dành cho các bạn mới bắt đầu kinh doanh. Quan trọng nhất quyết định đến thành bại vẫn là chất lượng của bát phở, đặc biệt là nước phở. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng và chế biến một cách thành thục một bắt phở Hà Nội ngon đúng vị trước khi bắt đầu kinh doanh. Chúc các bạn thành công!
MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ PHÒNG ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NẤU ĂN
Hotline: 0979 499 131 ( Thầy Vũ
Địa Chỉ: Khu Văn Hoá Nghệ Thuật, Mai Dịch, Cầu giấy, Hà Nội
Website: https://truongcaodangnauan.edu.vn/
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN: TẠI ĐÂY
Bình Luận Của Bạn:
Nếu bạn có thắc mắc. Điền thông tin theo mẫu bên dưới rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến đóng góp đều được nhà trường đón đợi. Câu hỏi sẽ được giải đáp sớm nhất